Chạy re-target marketing thế nào cho đúng?

Chạy re-target marketing thế nào cho đúng?

Bạn có thể có nhận được một lưu lượng truy cập lớn từ khách hàng vào website thông qua các công cụ marketing khác nhau.

Nhưng bạn sẽ làm gì với 98% khách hàng rời khỏi website mà không mua hàng?

Re-target marketing sẽ giúp số khách hàng đã rời đi quay lại với bạn.

Hôm nay, VeSA sẽ hướng dẫn bạn chạy re-target thế nào cho đúng?

1. Re-target marketing là gì?

Retargeting còn được gọi là tiếp thị lại (remarketing), là một hình thức quảng cáo trực tuyến có thể giúp bạn hiển thị lại quảng cáo có liên quan cho những người đã rời khỏi website của bạn.

Thông thường thì đối với hầu hết các trang web, chỉ có 2% lưu lượng truy cập sẽ chuyển đổi trong lần truy cập đầu tiên. Và retargeting là công cụ được thiết kế để giúp các công ty tiếp cận 98% người dùng còn lại, những người dùng chưa chuyển đổi trong lần truy cập đầu tiên.

Một người dùng ghé thăm trang, dữ liệu của họ sẽ được lưu lại trên cookie và giờ đây, bạn có thể nhắm các quảng cáo tới họ trên các site khác mà họ truy cập. Đây chính là ý nghĩa của thuật ngữ Retargeting. Điều khiến Retargeting hấp dẫn đó chính là nó có thể thực hiện thông qua mạng lưới của các bên thứ ba như AdBrite và Google, cho bạn cơ hội nhắm tới người dùng cho dù họ ở bất cứ nơi đâu trên Internet!

2. Những hình thức của re-target marketing

  • Site Retargeting/ Dynamic Retargeting

Site Retargeting là loại hình cơ bản nhất, theo đó quảng cáo được hiển thị cho người dùng đã ghé đến trang Web của bạn, rồi rời đi mà không thực hiện chuyển đổi.

Dynamic Retargeting là dạng đặc biệt của Site Retargeting, nó tiến thêm một bước nữa khi hiển thị các sáng tạo quảng cáo được tạo ra một cách tự động để làm nổi bật những sản phẩm/dịch vụ mà người dùng đã xem qua trên Web.

  • Email Retargeting/ CRM Retargeting

Email Retargeting cho phép theo dấu và tiếp thị lại đối với người dùng đã mở Email. Nó hoạt động tương tự cơ chế của Site Retargeting.

Với CRM Retargeting, tất cả những gì Marketer cần làm là đưa danh sách Email người dùng cho nhà cung cấp công nghệ Retargeting. Nhà cung cấp sẽ khớp địa chỉ mail này với dữ liệu từ các hệ thống CRM online/offline khác để nhận dạng người dùng và hiển thị quảng cáo đến họ một cách tự động.

  • Social media retargeting

Đúng như tên gọi, Social media Retargeting là hình thức tiếp thị lại trên các nền tảng mạng xã hội (như Facebook hay Twitter) cho những người dùng đã ghé trang nhưng chưa thực hiện chuyển đổi.

Social media Retargeting cũng là một biến thể của Site Retargeting. Với Social media Retargeting, Marketer nhắm cụ thể đến nơi quảng cáo được hiển thị là các nền tảng mạng xã hội.

  • Remarketing lists for search ads (RLFSA)

RLFSA còn gọi là “Danh sách tiếp thị lại dành cho quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm”. Hình thức tiếp thị lại này chỉ có trên hệ thống Google Adwords. Thay vì hiển thị quảng cáo banner, phương pháp này hiển thị cho người dùng các quảng cáo text ads truyền thống (gồm một đường link đến website của bạn và một mô tả tóm tắt về sản phẩm/dịch vụ) trên trang kết quả tìm kiếm.

  • Search retargeting

Search Retargeting cho phép hiển thị quảng cáo đến người dùng trước đó đã tìm kiếm bằng các từ khóa có liên quan đến hoạt động kinh doanh của bạn, nhưng chưa từng ghé đến trang. Ví dụ, nếu bạn có một cửa hàng giày trực tuyến, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện trước người dùng đã tìm kiếm với từ khóa “giày cao gót”.

3. Cách chạy retarget marketing hiệu quả

  • Hiểu hành vi người dùng khi truy cập vào website

Việc hiểu được hành vi người dùng giống như việc lọc đầu phễu sẽ giúp bạn dễ dàng phân tích được sở thích của người dùng khi họ ở trong website.

Bạn cần biết là người dùng truy cập vào website bạn và họ thường hay truy cập vào những trang nào ở website của bạn. Từ đó, bạn có thể phân tích được dạng đối tượng và lọc được những đối tượng nào phù hợp với các chiến dịch cụ thể.

  • Cải thiện cách target khách hàng

Nếu như bạn đã có sẵn khách hàng với các hành vi phù hợp thì việc chạy retargeting của bạn sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn không chỉ là target các khách hàng cũ thì bạn có thể thử nhiều cách như tạo tệp đối tượng tùy chỉnh với tệp bạn đã có sẵn. Hoặc là bạn cũng có thể thử target khách hàng theo cách khác khi chạy Facebook Ads để có thể tiếp cận nhiều khách hàng mới hơn cũng như giúp bạn có thêm số lượng trong phễu data.

  • Tần suất quảng cáo

Theo con số đo lường từ bảng ở trên thì nếu số lượng thông báo xuất hiện tầm 5 lần trở lên thậm chí là đến 10 lần thì người dùng sẽ cảm thấy khó chịu vì nhận được quá nhiều thông báo. Vì vậy, nếu như bạn có ý định chạy thông báo tới các khách hàng của bạn thì bạn nên đẩy tầm từ 1 đến 3 lần để giảm thiểu tình trạng khó chịu từ người dùng.

  • Thử nghiệm các chiến dịch để đo lường

Bạn có thể chạy cùng 1 dạng đối tượng nhưng với nhiều bài quảng cáo khác nhau để đo lường xem tệp đối tượng này quan tâm đến nôi dung dạng nào. Từ đó bạn có thể tính toán và đưa ra những nội dung phù hợp để tăng lượng tương tác cũng như truy cập vào site.

  • Thiết lập các chiến dịch chạy theo 1 trình tự nhất định

Khi bạn chạy quảng cáo hoặc đẩy thông báo thì bạn sẽ dựa trên những sở thích của người dùng. Nếu như người dùng quan tâm đến 1 vấn đề nào đó thì bạn có thể tạo các chiến dịch để thu hút họ dần dần, hoặc đẩy từng thông tin về 1 khóa học nào đó mà người dùng quan tâm( 1 chiến dịch là 1 phần, chương, video),…

Như vậy thì bạn sẽ dễ dàng thu hút người đọc với những tiêu đề, nội dung thu hút. Ngoài ra, việc này cũng sẽ khiến cho người dùng quan tâm đến website của bạn hơn cũng như là ở lại website của bạn lâu hơn.

  • Tạo nội dung, hình ảnh thu hút người xem

Cảm xúc của khách hàng sẽ là yếu tố quyết định việc người dùng có muốn truy cập vào website của bạn. Nếu như bạn không biết cách tạo ra các hình ảnh bắt mắt, nội dung thu hút( đánh đúng nỗi đau người dùng). Thì tỉ lệ người dùng chấp nhận click vào website của bạn sẽ thấp hơn nhiều và điều này là việc mà ai cũng muốn tránh phải.

VeSA mong rằng với những chia sẻ của mình, các bạn có thể thực hiện chiến dịch marketing này dễ dàng và sớm thành công. Hãy thực hiện và cùng chia sẻ với VeSA nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan