Những vị trí không thể thiếu trong bộ phận Marketing

Những vị trí không thể thiếu trong bộ phận Marketing

Marketing là bộ phận không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, bởi lẽ nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự lan tỏa thương hiệu từ đó tăng sức cạnh tranh và làm tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, các vị trí phòng marketing rất đa dạng.

Cùng VeSA khám phá nhân sự marketing để cùng biết được những vị trí không thể thiếu của bộ phận này nhé!

1. Giám đốc Marketing

Giám đốc Marketing được ví như vị thuyền trưởng của cả con tàu Marketing. Đây là vị trí then chốt trong mọi hoạt động và định hướng marketing của doanh nghiệp. Là một Giám đốc Marketing, bạn sẽ phải quản lý việc chi tiêu cho các hoạt động marketing cũng như đem lại các giá trị về mặt quảng bá và thương hiệu cho doanh nghiệp mà bạn phụ trách. Ở một số doanh nghiệp đặc thù, vị trí này có thể kiêm luôn nhiệm vụ của Giám đốc thương hiệu.

 2. Trưởng phòng marketing

Vị trí quan trọng và cũng không thể thiếu đối với bất kì một bộ phận marketing, chính là trưởng phòng marketing. Người này sẽ làm việc trực tiếp với ban giám đốc, các phòng ban liên quan đến dự án và các nhân viên dưới quyền để thực hiện các chiến lược marketing. Họ phải có kĩ năng tổng hợp, phân tích tốt, dự đoán được các xu hướng sắp diễn ra để có thể đưa ra các quyết định từ các nghiên cứu của nhân viên cấp dưới.

Để tối đa hóa hiệu quả công việc, Trưởng phòng Marketing nên tập trung vào việc định hướng – kiểm soát các hoạt động marketing toàn diện, cũng như đưa ra các định hướng chung về marketing cho cả bộ phận.

Tùy vào doanh nghiệp mà Trưởng phòng Marketing có quyền hạn và nhiệm vụ tương đương với Giám đốc Marketing. Thường trong các công ty nhỏ, Giám đốc Marketing sẽ kiêm luôn nhiệm vụ của Trưởng phòng Marketing.

3. Chuyên viên tổ chức sự kiện

Các sự kiện như lễ mời thầu, lễ kí kết hợp đồng, lễ khởi công… sẽ được các chuyên viên tổ chức sự kiện điều phối.  Các chuyên viên tổ chức sự kiện có vai trò lên ý tưởng tổ chức chương trình, đưa ra các hạng mục cần thiết, lên kịch bản chi tiết, kịch bản hành động, thuê các dịch vụ biểu diễn và quản lí đội ngũ nhân sự trong suốt quá trình diễn ra sự kiện. Đồng thời họ chịu trách nhiệm quản lí danh tiếng và thiện chí của công ty.

4. Chuyên viên Digital marketing

Vị trí là vị trí then chốt của phòng marketing của các doanh nghiệp, đặc biệt là khi quảng cáo trực tiếp lên ngôi như hiện nay. Họ đóng vai trò đưa ra các thông điệp, thiết kế dự án lên các kênh truyền thống digital truyền thông thuộc sở hữu của doanh nghiệp như Facebook, Youtube, Website,… và tối ưu quảng cáo trên các kênh này.

Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ booking các kênh truyền thông khác như báo mạng, đài truyền hình… để đưa dự án tiếp cận đối tượng khách hàng phù hợp.

5. Chuyên viên viết lời quảng cáo (Copywriter)

Họ là những người soạn thảo văn bản, sáng tạo các ý tưởng truyền thông, concept chiến dịch marketing, quản lý khủng hoảng trên các kênh truyền thông. Họ đôi khi cũng là người viết các bài PR cho dự án, viết bài quảng cáo bán hàng, quản lí đội ngũ CTV truyền thông. Vì thế, những người ở vị trí này đòi hỏi phải có sự sáng tạo và kỹ năng viết lách tốt.

6. Chuyên viên thiết kế đồ họa (Designer)

Đây là bộ phận có thể nói là cặp bài trùng và phối hợp xuyên suốt đối với Copywriter. Nhân viên thiết kế đồ hoạ có trách nhiệm tối ưu và kiểm soát hiệu quả cuối cùng về marketing của doanh nghiệp. Đây cũng là người đánh giá hiệu quả của tất cả các hình thức sáng tạo, bao gồm cả nội dung. Có một thực tế rõ ràng trong digital marketing hiện nay, đó là hiệu quả marketing phụ thuộc khá nhiều vào thiết kế và các yếu tố mang tính thẩm mỹ.

7. Chuyên viên phân tích Marketing ( nhà nghiên cứu)

Những cá nhân này chịu trách nhiệm nghiên cứu và phân tích thúc đẩy bộ phận marketing. Đồng thời hướng dẫn chiến lược của mình bằng cách tìm hiểu về khách hàng mục tiêu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Ở vị trí này gồm những nhân viên đảm nhiệm các công việc như:

  • Nhân viên PPC: à người lên kế hoạch, phụ trách triển khai và theo dõi hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo trả phí (PPC – Pay Per Click). Vị trí này có thể được thuê ngoài (dưới dạng freelancer hoặc agency), hoặc là full-time. Đây được coi là kênh mang lại lợi nhuận chủ chốt trong thời gian ngắn, trong khi content marketing và SEO mang lại lợi nhuận dài hạn và thường phải mất vài tháng để thấy được hiệu quả.
  • Nhân viên SEO: Một nhân viên SEO có hiệu quả nhất thiết phải là người có kiến thức chuyên sâu về SEO, content marketing, và xây dựng backlink.
  • Nhân viên phân tích dữ liệu (VA): Nếu không có VA, marketer sẽ khó có thể đưa ra những nội dung sát với insight khách hàng, hay thậm chí không biết tiếp cận khách hàng ra sao.

8. Điều phối viên Marketing

    Phối hợp các bộ phận khác nhau của phòng marketing và quản lí các chiến dịch Marketing là công việc của một điều phối viên. Họ chịu trách nhiệm theo dõi dữ liệu bán hàng, duy trì hàng tồn kho, tài liệu quảng cáo, lập kế hoạch cho các sự kiện, chuẩn bị báo cáo, … Đây cũng có thể coi là trợ lí của giám đốc Marketing.

    VeSA hy vong thông qua bài viết này bạn có thể hình dung được nhân sự của bộ phận Marketing và nhiệm vụ mà họ phụ trách. Từ đó các bạn có thể xây dựng một phòng Marketing cho những dự án thành công trong tương lai.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết liên quan